Cuộc gọi rác là gì? Cách chặn cuộc gọi rác, tin nhắn rác

Ngày cập nhật: 18/10/2024 bởi quynhpham|Tin tức sim

Nội dung chính

    Tin nhắn rác, cuộc gọi rác là gì? Biện pháp nào chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác?

    Cuộc gọi rác là gì?

    Có thể hiểu tin nhắn rác và cuộc gọi rác là những tin nhắn và cuộc gọi người dùng không mong muốn, gây phiền nhiễu, thậm chí là lừa đảo và đa phần đều là những thuê bao chưa được định danh. 

    Cuộc gọi rác, tin nhắn rác là gì

    Việc tiếp nhận quá nhiều tin nhắn và cuộc gọi rác khiến cho ít ai có thể phân biệt được đâu là tin rác, đâu là tin quảng cáo với nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp.

    Thế nào là thư điện tử rác?

    Thư điện tử rác bao gồm các loại sau:

    • Thư điện tử quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc thư điện tử quảng cáo vi phạm các quy định về gửi thư điện tử quảng cáo tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP;
    • Thư điện tử vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử 2005, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006, Điều 12 Luật Viễn thông 2009, Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015, Điều 8 Luật An ninh mạng 2018.

    (Khoản 4 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP)

    Thế nào là cuộc gọi rác?

    Cụ thể tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, cuộc gọi rác bao gồm các loại sau:

    • Gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP;
    • Gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử 2005, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006, Điều 12 Luật Viễn thông 2009, Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015, Điều 8 Luật An ninh mạng 2018.

    Biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của các cơ quan có thẩm quyền

    Theo Điều 4 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, các biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác bao gồm:

    • Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
    • Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
    • Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
    • Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
    • Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại.
    • Ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
    • Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
    • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.

    Cách chặn cuộc gọi rác, tin nhắn rác

    Có thể thấy, mặc dù nhiều người dùng rất bức xúc với những tin rác nhưng không phải ai cũng biết cách để phản ánh và góp phần cùng nhà mạng, Cục Viễn thông khắc phục triệt để vấn nạn tin rác, quảng cáo rác. Có 3 cách để người dùng phản ánh với nhà mạng khi nhận được những tin nhắn hay cuộc gọi rác. Cụ thể:

    Cách 1: Gửi tin nhắn (miễn phí) tới đầu số 156, trong đó: Với tin nhắn rác: S (Số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656). Với cuộc gọi rác: V (Số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656). Với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo: LD (Số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ảnh) gửi 156 (hoặc 5656).

    Cách 2: Gọi tới đầu số 156 (các doanh nghiệp viễn thông sẽ áp dụng việc miễn phí cước cuộc gọi) để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có dấu hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, trích dẫn một số nội dung có liên quan;...) theo hướng dẫn của bộ phận chăm sóc khách hàng của các nhà mạng.

    Cách 3: Phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua website. Truy cập website https://thongbaorac.ais.gov.vn

    Bước 1: Nhập số điện thoại nhận được tin nhắn rác, cuộc gọi rác.

    Bước 2: Nhập nguồn phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác (Thuê bao, Đầu số hoặc Brandname gửi tin).

    Bước 3: Nhập nội dung tin nhắn rác, cuộc gọi rác.

    Bước 4: Upload bằng chứng là ảnh chụp màn hình tin nhắn rác hoặc file ghi âm cuộc gọi rác.

    Bước 5: Nhấn nút Phản ánh để nhận mã OTP.

    Bước 6: Nhập mã OTP bạn đã nhận được.

    Bước 7: Nhấn nút Hoàn thành.

    Cách này áp dụng với tất cả các sim Viettel, sim Vinaphone, sim Mobifone và các nhà mạng khá.

    Bộ TT&TT đã gửi Bộ Công An XỬ LÝ 30.000 phản ánh về cuộc gọi RÁC có dấu hiệu lừa đảo

    Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bộ này đã chuyển hơn 30.000 phản ánh về cuộc gọi RÁC có dấu hiệu lừa đảo sang cơ quan Công an để phối hợp, điều tra xử lý.

    Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai kết nối, xác thực cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm chuẩn hóa thông tin thuê bao. Bộ cũng yêu cầu các doanh nghiệp chủ động rà soát, nâng cao năng lực hệ thống chặn lọc tin nhắn, cuộc gọi rác. 

    Bên cạnh đó, trung bình mỗi tháng các các doanh nghiệp viễn thông chặn, khóa 31 nghìn thuê bao có dấu hiệu phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo. Trong 6 tháng đầu năm 2023 các doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện chặn 291 triệu tin nhắn rác.

    Trên đây là cách chặn cuộc gọi rác, tin nhắn rác. Quý khách có nhu cầu mua sim số đẹp kèm gói cước data ưu đãi nhất, vui lòng truy cập Thegioisim.com.

    Đến với chúng tôi, Quý khách sẽ được trải nghiệm những điều đặc biệt chưa từng có trên thị trường Sim Việt hiện nay. Với các dịch vụ về Sim tốt nhất, hoàn hảo nhất mà Quý khách chưa gặp ở bất cứ địa chỉ cung cấp Sim số đẹp nào.

    Tác giả Phạm Quỳnh

    Cố vấn nội dung cho THEGIOISIM 's Team - Chuyên gia truyền thông với 8 năm kinh nghiệm, nổi bật trong vai trò Content Creator và Event Organizer.

    Đánh giá bài viết
    (1 đánh giá)
    zalo 0898.56.56.56